Trong xu thế hội nhập hóa hiện nay, dịch vụ dịch thuật ngày càng được chú trọng đến. Để có thể hợp tác làm ăn với các công ty nước ngoài, thì việc dịch thuật hồ sơ, văn bản là vô cùng cần thiết. Lĩnh vực dịch thuật hiện đang là một miếng mồi béo bở mà nhiều nhà đầu tư chú ý đến. Và điều cần chú ý đến đầu tiên chính là điều kiện thành lập công ty dịch thuật. Nếu bạn đang thắc mắc không biết mình thiếu những điều kiện gì để thành lập công ty, hãy tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!
Mục Lục
Điều kiện thành lập công ty dịch thuật
Theo Luật đầu tư năm 2014, kinh doanh dịch vụ dịch thuật là ngành nghề kinh doanh không điều kiện. Vậy nên điều kiện thành lập công ty dịch thuật sẽ tương tự như thành lập công ty bình thường. Để có thể thành lập công ty dịch thuật, bạn cần chuẩn bị hồ sơ để làm thủ tục “khai sinh pháp lý” cho công ty. Nếu bạn chưa biết trong hồ sơ cần có những gì, hãy để FAQTrans giới thiệu đến bạn nhé!
Hồ sơ thành lập công ty dịch thuật
Hồ sơ thành lập công ty bao gồm những loại giấy tờ sau:
Điều lệ công ty;
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
Danh sách thành viên (đối với công ty TNHH);
Danh sách cổ đông sáng lập (đối với công ty cổ phần);
Văn bản ủy quyền (nếu người nộp hồ sơ không phải đại diện pháp luật);
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (trường hợp có nhà đầu tư hoặc tổ chức nước ngoài tham gia);
Bản sao công chứng CMND/CCCD/hộ chiếu của các thành viên, đại diện pháp luật và người được ủy quyền nộp hồ sơ (không quá 6 tháng).
Sau khi hoàn thiện hồ sơ, bạn cần đem hồ sơ đi đăng kí kinh doanh tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở KH&ĐT. Bạn cũng có thể gửi hồ sơ qua đường bưu điện. Hiện nay còn một cách nữa đó là nộp hồ sơ online qua trang web Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Ngoài ra, bạn có thể thuê dịch vụ làm hồ sơ từ các văn phòng, công ty luật làm hồ sơ giúp bạn. Việc này sẽ giúp giảm thiểu những sai sót xảy ra trong hồ sơ.
Một số lưu ý khác
Tên công ty: Tên công ty phải đảm bảo đủ 2 yếu tố là Tên công ty + lĩnh vực kinh doanh. Tên công ty không được trùng với tên công ty khác, không trùng với tên của các cơ quan, tổ chức nhà nước. Nên tra cứu tên công ty mình trước khi đăng ký để tránh bị trùng lặp với tên công ty khác.
Loại hình công ty: Hiện nay có nhiều loại hình doanh nghiệp phổ biến như: công ty TNHH 1 thành viên hoặc 2 thành viên, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân. Hãy xem xét quy mô của công ty để lựa chọn loại hình kinh doanh sao cho phù hợp nhé!
Địa chỉ, thông tin liên hệ của công ty: Địa chỉ công ty phải rõ ràng chi tiết, bao gồm số nhà, tên ngõ, tên đường, tên phường(xã), tên quận(huyện), tên tỉnh, tên thành phố. Nghiêm cấm sử dụng địa chỉ giả, nếu sử dụng sẽ không được phép đăng kí kinh doanh.Thông tin liên hệ gồm có số điện thoại, địa chỉ email, số Fax, tên website.
Lựa chọn mã ngành dịch vụ. Trong trường hợp này thì mã ngành dịch thuật là: 7490
Người đại diện pháp luật: là người đại diện cho công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của công ty.
Vốn điều lệ: là căn cứ để thực hiện nghĩa vụ thuế môn bài hằng năm của công ty. Không nên đăng kí vốn điều lệ quá thấp, sẽ làm giảm độ uy tín của công ty trong mắt khách hàng với đối tác.
Các thủ tục cần làm sau khi nhận kết quả đăng kí kinh doanh
Sau khi nhận kết quả đăng kí kinh doanh, vẫn còn một số thủ tục mà bạn cần làm để đảm bảo công ty có thể vận hành đúng pháp luật. Bao gồm những thủ tục sau:
Công bố sử dụng mẫu con dấu doanh nghiệp
Công bố nội dung đăng kí doanh nghiệp
Hoàn thiện thủ tục nghĩa vụ về thuế:
Treo biển tại trụ sở công ty;
Thông báo áp dụng phương pháp tính thuế;
Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp và thông báo số tài khoản với Cơ quan nhà nước;
Đăng ký chữ ký số điện tử để thực hiện nộp thuế điện tử;
Kê khai và nộp thuế môn bài;
In, phát hành hóa đơn giá trị gia tăng.
Có rất nhiều thủ tục cần làm khi thành lập một công ty
Điều kiện về người dịch thuật của công ty dịch thuật
Đã là công ty làm về dịch thuật, thì nhân viên dịch thuật của công ty cũng cần phải đáp ứng một số điều kiện sau đây để có thể làm việc như một biên dịch viên chuyên nghiệp:
Biên dịch viên và cộng tác viên dịch thuật phải đáp ứng những yêu cầu nào ?
Về biên dịch viên chính thức của công ty
Theo Điều 9 Thông tư 20/2015/TT-BTP, biên dịch viên chính thức của công ty cần đáp ứng những điều kiện sau:
Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật
Có bằng cử nhân ngoại ngữ trở lên về thứ tiếng nước ngoài cần dịch hoặc có bằng tốt nghiệp đại học trở lên đối với thứ tiếng nước ngoài cần dịch.
Đối với ngôn ngữ không phổ biến mà biên dịch viên không có bằng cử nhân ngoại ngữ, bằng tốt nghiệp đại học theo quy định thì phải thông thạo ngôn ngữ đó.
Về cộng tác viên dịch thuật của công ty
Người làm cộng tác viên dịch thuật phải là người có:
Người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện của người dịch được làm cộng tác viên dịch thuật của Phòng Tư pháp trong phạm vi cả nước.Phòng Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra tiêu chuẩn, điều kiện của cộng tác viên dịch thuật và lập danh sách cộng tác viên dịch thuật của phòng, báo cáo Sở Tư pháp phê duyệt.
Người dịch là cộng tác viên của Phòng tư pháp phải kí hợp đồng cộng tác viên dịch thuật với Phòng Tư pháp, trong đó xác định rõ trách nhiệm của người dịch đối với nội dung, chất lượng của bản dịch.
Một số lưu ý khi nhận dịch thuật giấy tờ
Biên dịch viên, cộng tác viên dịch thuật nên lưu ý không nhận dịch thuật một số loại giấy tờ như sau:
Văn bản, giấy tờ đã bị cũ nát, hư hỏng không xác định được những nội dung bên trong.
Văn bản, giấy tờ đã bị sửa chữa, tẩy xóa hay thêm, bớt những nội dung không được hợp lệ.
Văn bản, giấy tờ được tổ chức, cơ quan thẩm quyền từ nước ngoài cấp chứng nhận hay công chứng mà chưa được lãnh sự hợp pháp hóa.
Văn bản, giấy tờ có đóng con dấu mật của tổ chức, cơ quan thẩm quyền hoặc không có đóng dấu mật mà có ghi là không được dịch
Văn bản, giấy tờ có những nội dung trái quy định pháp luật, xã hội, đạo đức, có nội dung kích động, tuyên truyền chiến tranh và chống đối XHCN Việt Nam, có nội dung xuyên tạc về lịch sử dân tộc VN, nội dung xúc phạm uy tín, nhân phẩm, danh dự của tổ chức, cá nhân và vi phạm đến quyền của công dân.
Cần xem xét kĩ tình trạng, nội dung của văn bản cần dịch trước khi nhận dịch thuật văn bản đó
Vừa rồi, FAQTrans đã chia sẻ với bạn đọc các điều kiện để thành lập công ty dịch thuật. Xuất hiện trên thị trường gần 5 năm, chúng tôi cũng thấu hiểu phần nào những khó khăn mà các bạn sẽ phải trải qua. ” Vạn sự khởi đầu nan”, mong rằng bài viết của chúng tôi sẽ phần nào giúp cho bạn có những hướng đi đúng đắn. Chúc bạn thành công!
Bên cạnh đó, FAQTrans nhận dịch thuật công chứng đa dạng các loại tài liệu, giấy tờ. Tài liệu từ dễ đến khó, từ cơ bản đến chuyên môn chúng tôi đều nhận. Không chỉ dịch tài liệu sang các thứ tiếng thông dụng, chúng tôi nhận dịch thuật sang nhiều thứ tiếng khó như tiếng Indonesia, tiếng Ba Lan, tiếng Ả Rập, … Nếu bạn cần dịch thuật công chứng giấy tờ, tài liệu, hãy liên hệ ngay với FAQTrans qua số hotline:0963.029396 hoặc email: baogia.faqtrans@gmail.com để được tư vấn dịch vụ và báo giá chi tiết!
Trần Vĩnh Tiến tốt nghiệp trường Đại học tổng hợp Freiberg hiện đang là CEO & Co-Founder của FAQTRANS, là người có niềm
đam mê và kinh nghiệm trong mảng ngôn ngữ, dịch thuật, phiên dịch. Mong muốn của tôi là mang đến một dịch vụ dịch thuật
chuyên nghiệp, uy tín và bài bản nhằm giải quyết mọi nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra, blog của tôi cũng chia sẻ các bài viết xoay quanh ngôn ngữ, văn hóa qua những trải nghiệm
thực tế mà tôi đã đúc rút được