Kinh nghiệm xin visa du lịch Nhật Bản được dịch thuật FAQTrans đúc kết ở bài viết này chắc chắn sẽ hữu ích cho những bạn muốn tự túc làm hồ sơ xin cấp thị thực du lịch của “đất nước mặt trời mọc”. Dưới đây, chúng tôi sẽ tổng hợp cho bạn đọc các thông tin về điều kiện, hồ sơ giấy tờ, thủ tục, chi phí và thời gian xử lí hồ sơ xin cấp visa,… Hãy cùng với FAQTrans tham khảo ngay bài viết để lên kế hoạch tự chuẩn bị bộ hồ sơ giấy tờ xin visa du lịch Nhật Bản hiệu quả, tiết kiệm và tối ưu nhất.
Visa du lịch Nhật (hay còn được gọi là thị thực du lịch Nhật Bản) là loại giấy tờ được cấp bởi Chính phủ Nhật Bản cho công dân nước ngoài nhằm cho phép người đó được nhập cảnh và lưu trú vào Nhật Bản trong một khoảng thời gian nhất định với mục đích du lịch.
Hiện nay, Nhật Bản cho phép công dân của 68 quốc gia được miễn thị thực nhập cảnh vào quốc gia này với mục đích du lịch. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa nằm trong danh sách này. Vậy nên du khách Việt cần phải xin visa nếu muốn nhập cảnh vào Nhật Bản, trừ các trường hợp được miễn sau:
Dựa trên tiêu chí số lần nhập cảnh, visa du lịch Nhật Bản được chia làm 2 loại:
Visa nhập cảnh 1 lần là loại visa ngắn hạn chỉ cho phép người sở hữu được nhập cảnh vào Nhật Bản duy nhất một lần. Thời gian lưu trú tối đa trong vòng 15 ngày. Khi hết hạn visa, bạn phải quay trở về nước hoặc sang quốc gia thứ ba. Nếu muốn trở lại đất nước mặt trời mọc, bạn sẽ cần phải xin một thị thực du lịch mới.
Visa nhập cảnh 2 lần là loại visa ngắn hạn cho phép người sở hữu nhập cảnh 2 lần vào Nhật Bản trong vòng 6 tháng. Mỗi lần nhập cảnh có thể được lưu trú từ 15 ngày trở lên (thời gian lưu trú tối đa phụ thuộc vào quyết định của cán bộ hải quan).
Visa nhập cảnh nhiều lần là loại visa cho phép người sở hữu nhập cảnh vào Nhật Bản nhiều lần trong vòng 1 năm. Trong thời gian thị thực còn thời hạn, bạn không cần phải xin visa mới. Với mỗi lần nhập cảnh, bạn sẽ được lưu trú trong khoảng thời gian không quá 90 ngày. Nếu thời gian sử dụng của hộ chiếu ngắn hơn của thị thực thì bạn sẽ không được cấp loại visa này.
Lưu ý: Trong trường hợp lần đầu xin thị thực Nhật, thì bạn chỉ có thể xin visa du lịch dạng nhập cảnh 1 lần. Nếu muốn du lịch nhiều lần, bạn cần đảm bảo các điều kiện theo quy định của cơ quan lãnh sự Nhật.
Ngoài ra, visa du lịch Nhật Bản còn được chia làm 2 dạng:
Để xin visa du lịch Nhật Bản, bạn cần thỏa mãn các điều kiện sau:
Khi muốn xin thị thực du lịch Nhật Bản loại nhập cảnh nhiều lần, bạn cần phải đáp ứng một trong các điều kiện sau:
Đối tượng A:
Có nhiều hơn 1 lần lưu trú ngắn hạn tại Nhật trong vòng 3 năm trở lại đây. Không gặp vấn đề nhập cảnh, lưu trú hay vi phạm pháp luật trong thời gian sinh sống tại đây. Ngoài ra, còn phải thỏa mãn thêm 1 trong 2 điều kiện:
Đối tượng B: Người có đủ khả năng tài chính để chi trả kinh phí cho toàn bộ chuyến du lịch Nhật Bản tự túc.
Đối tượng C: Vợ/chồng/con của người được nêu ở mục trên (đối tượng B).
Lưu ý: Các đương đơn đã xin cấp thị thực du lịch Nhật Bản nhưng bị từ chối thì trong vòng 6 tháng tiếp theo sẽ không được xin cấp visa với cùng một mục đích.
– Hộ chiếu (Có thời hạn sử dụng tối thiểu là 6 tháng)
– Tờ khai xin cấp thị thực (dán kèm ảnh 4.5cm x 3.5cm)
>>> Mẫu tờ khai xin visa chính thức (được đăng trên website của Đại sứ quán Nhật Bản)
Với trường hợp xin thị thực theo nhóm, bạn cần cung cấp tài liệu chứng minh mối quan hệ giữa những người xin visa với nhau cho cán bộ lãnh sự. Cụ thể bao gồm:
Nếu đi theo đoàn từ 3 người trở lên thì cần tạo sơ đồ chứng minh mối quan hệ. Tất cả các mối quan hệ của những người xin thị thực cần phải được làm rõ trước khi nộp tờ khai. Toàn bộ hồ sơ xin thị thực phải được sắp xếp và đánh số trước khi nộp.
Để chứng minh khả năng tài chính đủ chi trả kinh phí trong suốt chuyến đi, bạn cần xuất trình 1 trong các loại giấy tờ sau:
Khi xin thị thực, bạn nên nộp càng nhiều “sao kê giao dịch tài khoản ngân hàng” nhất có thể. Nếu tiền tương của bạn được trả qua tài khoản ngân hàng thì hãy đánh dấu số tiền bằng bút màu để làm rõ khoản tiền lương mà bạn nhận được.
Lưu ý: Sổ tiết kiệm do bạn đứng tên phải có số tiền gửi tối thiểu là 5.000 USD và được gửi cách đó ít nhất 3 tháng. Ngoài ra, bạn cũng có thể chứng minh năng lực tài chính của mình với các tài sản có giá trị tương đương như: bất động sản, nhà đất, ô tô,…
Để gia tăng cơ hội đậu visa, bạn nên chuẩn bị thêm hồ sơ giấy tờ chứng minh công việc. Đây là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền tin tưởng xét duyệt thị thực. Đối với mỗi đối tượng cụ thể thì hồ sơ chứng minh công việc lại gồm những loại giấy tờ khác nhau:
– Đối với cán bộ, công nhân viên và người lao động tại công ty tư nhân:
– Đối với chủ doanh nghiệp hoặc cá nhân tự kinh doanh:
– Đối với người hưởng chế độ hưu trí
– Đối với học sinh, sinh viên
Bản có thể tải mẫu lịch trình dự định trên website của ĐSQ Nhật Bản để điền thông tin. Khi điền, cần lưu ý một số điểm sau:
STT | Tên giấy tờ, tài liệu cần có trong hồ sơ xin visa | Lưu ý thêm |
1 | Hộ chiếu | – Bản gốc – Đánh dấu trang hộ chiếu của bạn bằng giấy dán để chứng minh rằng bạn đã sang Nhật với mục đích lưu trú ngắn hạn ít nhất 1 lần trong 3 năm qua. – Đánh dấu vào các trang hộ chiếu để chứng minh bạn đã nhiều lần sang các nước G7 (trừ Nhật Bản). – Hãy nộp cả hộ chiếu cũ trong trường hợp không thể chứng minh bằng hộ chiếu mới. |
2 | Tờ khai xin thị thực | – Bản gốc – Dán sẵn ảnh thẻ 4.5cm×3.5cm – Phần cuối cùng của đơn xin thị thực phải được ký bởi người nộp đơn xin visa (giống với chữ ký trên hộ chiếu). – Họ tên phải được ghi rõ ở mặt sau của hình thẻ. – Hồ sơ sẽ không được tiếp nhận nếu ảnh đã qua chỉnh sửa. |
3 | Giấy chứng nhận công tác của người xin thị thực | – Bản gốc – Viết rõ thông tin về thời gian công tác, mức lương và chức vụ. – Hợp đồng với cơ quan trực thuộc không được chấp nhận. – Giấy chứng nhận phải được làm bằng tiếng Anh hoặc tiếng Nhật. |
4 | Bản giải trình lý do xin cấp visa nhiều lần | |
5 | Tài liệu chứng minh năng lực tài chính | Tương tự như trường hợp xin visa tự túc 1 lần. |
STT | Tên giấy tờ, tài liệu cần có trong hồ sơ xin visa |
1 | Hộ chiếu |
2 | Tờ khai xin thị thực |
3 | Giấy chứng nhận công tác của người xin thị thực |
4 | Bản giải trình lý do xin cấp visa nhiều lần |
5 | Tài liệu chứng minh năng lực tài chính |
STT | Tên giấy tờ, tài liệu cần có trong hồ sơ xin visa |
1 | Hộ chiếu |
2 | Tờ khai xin thị thực |
3 | Giấy tờ chứng minh mối quan hệ gia đình – Giấy khai sinh – Giấy đăng ký kết hôn – Sổ hộ khẩu |
4 | Bản giải trình lý do xin cấp visa nhiều lần |
5 | Tài liệu chứng minh năng lực tài chính |
Lưu ý: Các loại giấy tờ đã nộp sẽ không được trả lại. Vậy nên nếu bạn cần trả lại giấy tờ nào thì cần phải thông báo trước khi nộp hồ sơ. Ngoài ra, với các giấy tờ cần phải trả lại bản gốc (giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn, sổ hộ khẩu,…) và giấy tư cách lưu trú thì bạn nhớ phải mang sẵn theo một bản sao.
Khi bạn đã chuẩn bị đầy đủ tất cả các giấy tờ, tài liệu để xin thị thực du lịch Nhật Bản thì bước tiếp theo sẽ là sẵn sàng nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền cấp visa.
Theo quy định của cơ quan ngoại giao Nhật Bản, Đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội sẽ tiếp nhận hồ sơ xin cấp visa của đương đơn tại khu vực từ tỉnh Gia Lai, Bình Định trở ra Bắc.
Ngược lại, các cá nhân có hộ khẩu trong khu vực từ tỉnh Đắk Lắk, Phú Yên trở vào trong Nam thì sẽ nộp hồ sơ tại Tổng lãnh sự quán Nhật Bản ở TP Hồ Chí Minh.
Trong trường hợp bạn nộp hồ sơ không đúng cơ quan theo khu vực đã quy định thì bạn cần phải nộp thêm giấy chứng nhận tạm trú được cấp bởi công an phường hoặc KT3 (sổ thường trú dài hạn).
Địa chỉ | 27 Liễu Giai, Phường Ngọc Khánh, Quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam |
Điện thoại | 024 3846 3000 |
Thời gian làm việc | 8:30 – 16:45 từ Thứ Hai đến Thứ Sáu (trừ ngày nghỉ lễ của ĐSQ) |
Thời gian nhận hồ sơ | 8:30 – 11:30 từ Thứ Hai đến Thứ Sáu (trừ ngày nghỉ lễ của ĐSQ) |
Thời gian trả kết quả | 13:30 – 16:45 từ Thứ Hai đến Thứ Sáu (trừ ngày nghỉ lễ của ĐSQ) |
Việc nộp và nhận hồ sơ thị thực phải được thực hiện tại Cửa số visa của Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam.
Địa chỉ: 261 Điện Biên Phủ, Phường 7, Quận 3, Thành Phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028 4458 1025
Thời gian hoạt động của Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tương tự như của Đại sứ quán.
Theo nguyên tắc, đương đơn cần phải đến văn phòng Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Nhật Bản để nộp hồ sơ làm thủ tục xin cấp visa du lịch Nhật Bản. Ngoài trừ các trường hợp được nêu sau đây, người đại diện có thể thay thế đến xin thị thực:
Quy trình xin thị thực du lịch Nhật Bản gồm 4 bước sau:
Chuẩn bị tất cả các tài liệu được nêu ở mục trên. Khi chuẩn bị hồ sơ xin visa cần lưu ý một số vấn đề sau:
Để nộp hồ sơ xin cấp visa du lịch Nhật Bản tại Đại sứ quán hoặc Tổng lãnh sự quán thì bạn đều cần phải đặt lịch hẹn trước khi đến nộp. Chế độ đặt hẹn được áp dụng với các thủ tục lãnh sự tại Cửa sổ Lãnh sự. Lưu ý cần phải liên hệ đặt hẹn qua số điện thoại tổng đài 028 3933 3510 ít nhất 1 ngày trước ngày đến làm thủ tục.
Khi đến cơ quan lãnh sự, bạn sẽ đi vào xếp hàng để đi qua cửa an ninh. Sau đó, nhân viên bảo vệ sẽ cho bạn vào cửa và hướng dẫn bạn xếp hàng để chờ đợi (nếu bên trong đang đông người).
Sau khi đi qua cửa thứ nhất, bạn sẽ bắt gặp cửa thứ hai (cửa kiểm soát an ninh). Thủ tục kiểm tra an ninh tại văn phòng lãnh sự quán giống như việc kiểm tra an ninh tại sân bay. Bạn sẽ được hướng dẫn bởi nhân viên an ninh. Sau khi hoàn tất bước này, bạn có thể đi vào khu vực nộp hồ sơ xin thị thực. Tại đây, bạn sẽ lấy số thứ tự và chờ đến lượt của mình.
Lưu ý rằng người nhận hồ sơ cũng là người xác minh hồ sơ cho bạn. Nếu hồ sơ xin visa Nhật của bạn hợp lệ, bạn sẽ được đưa cho một mảnh giấy nhỏ với một con số được viết trên đó (mã số hồ sơ). Bạn nhớ lấy tờ giấy, ghi số điện thoại vào đó và nộp lại cho nhân viên lãnh sự quán. Nếu biên nhận hồ sơ không để ngày hẹn trả kết quả thì bạn hãy đợi cuộc gọi từ bên lãnh sự quán. Còn nếu có ngày hẹn trả thì hãy nhớ đến đúng giờ hẹn để nhận kết quả visa.
Nếu nôn nóng muốn biết kết quả visa du lịch Nhật Bản của mình thì bạn có thể kiểm tra kết quả thị thực theo 3 bước sau:
Bước 1: Truy cập vào website https://lapse-immi.moj.go.jp/ZEC/appl/e0/ZEC2/pages/FZECST011.aspx để xem kết quả
Bước 2: Trang web sẽ hiển thị như hình bên dưới, bạn nhập các thông tin cần thiết theo yêu cầu, bao gồm:
Bước 3: Ấn nút 問合せ để kết thúc tiến trình. Lúc này bạn có thể xem kết quả visa được hiện thị trên trình duyệt này.
Lưu ý: Nếu kết quả trả về là 失効していません thì tức là thị thực của bạn vẫn còn hiệu lực. Vì vậy bạn hoàn toàn có thể du lịch tại Nhật Bản. Ngược lại nếu kết quả trên màn hình là この在留カード等番号は有効ではありません thì visa của bạn đã hết hạn.
Sau 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ xin thị thực du lịch tại Đại sứ quán Nhật Bản, bạn có thể nhận kết quả visa. Tuy nhiên, có một số trường hợp cần mất nhiều thời gian hơn để kiểm tra, xem xét và trả lại kết quả muộn hơn. Do vậy, bạn hãy kiên nhẫn chờ đợi hơn nhé.
Khi đến ngày hẹn trả kết quả visa, bạn mang theo CMND và giấy hẹn lên gặp bảo vệ lấy số và chờ nhận kết quả. Hãy nhớ kiểm tra tính chính xác của các thông thị thực của bạn khi nhận được kết quả.
Thị thực nhập cảnh Nhật Bản | Lệ phí (VNĐ) |
Thị thực nhập cảnh 1 lần | 650.000 |
Thị thực nhập cảnh nhiều lần | 1.300.000 |
Thị thực quá cảnh | 150.000 |
Gia hạn thời hạn hiệu lực của giấy phép tái nhập quốc | 650.000 |
Lưu ý: Nếu bạn nộp trực tiếp hồ sơ xin cấp visa du lịch Nhật Bản tại ĐSQ/LSQ, bạn chỉ mất phí nếu đậu thị thực. Ngoài ra, bạn không phải đóng thêm bất kỳ lệ phí gì.
Dưới đây là một số kinh nghiệm xin visa du lịch Nhật Bản giúp bạn gia tăng cơ hội thành công:
Tuyệt đối đừng để “hộ chiếu trắng”. Ít nhất bạn hãy nên đi du lịch một số quốc gia ở khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia, Singapore,… trước. Nếu có điều kiện hơn thì bạn có thể đi các nước ở châu Âu hoặc Mỹ. Một khi bạn đã đến những quốc gia này thì việc xin thị thực du lịch Nhật Bản sẽ dễ dàng hơn nhiều.
Công việc của bạn sẽ được nhân viên lãnh sự đặc biệt lưu ý đến nhiều. Bạn sẽ cần chứng minh rằng mình đang có một công việc ổn định với mức thu nhập khá. Thời gian làm việc lâu năm khiến bạn thuyết phục được mức độ gắn bó của mình đối với công việc.
Nhân viên xét duyệt visa có nhiệm vụ xác định xem mục đích nhập cảnh của bạn vào quốc gia họ có chính đáng hay không. Đồng thời, nếu có ai đó có ý định nhập cảnh bất hợp pháp để làm việc trái phép thì rất dễ sẽ bị phát hiện và bị liệt vào danh sách đen. Như vậy, cơ hội xin thị thực du lịch Nhật Bản của bạn sau này sẽ bằng không.
Các giấy tờ, tài liệu chứng minh tài chính sẽ nói lên một điều rằng bạn hoàn toàn có đủ khả năng chi trả trong suốt chuyến du lịch của mình. Để làm được điều này thì bạn phải có ít nhất 200 triệu đồng trong tài khoản ngân hàng hoặc tối thiểu 5000 USD trong sổ tiết kiệm và đã được gửi 3 tháng trước ngày nộp hồ sơ xin visa du lịch Nhật Bản.
Thư mời sẽ không đảm bảo chắc chắn rằng bạn sẽ xin được visa nhập cảnh vào Nhật Bản. Tuy nhiên, nó có tác dụng tăng sức thuyết phục và giá trị cho bộ hồ sơ của bạn. Đồng thời, nhân viên lãnh sự cũng biết được kế hoạch du lịch của bạn và những cam kết mà người mời đưa ra khi bạn nhập cảnh vào Nhật.
Người viết thư mời cho bạn có thể là người Nhật bản xứ hay người đang sinh sống và làm việc tại Nhật. Những người này cần đảm bảo có một công việc ổn định với thu nhập tốt.
Việc lên kế hoạch du lịch cho thấy bạn đã dành thời gian tìm hiểu về các địa điểm du lịch một cách kỹ càng và bạn thực sự muốn đến Nhật Bản du lịch. Lưu ý rằng lịch trình phải phù hợp và khớp với thời gian bạn đặt vé máy bay.
Lưu ý rằng bạn chỉ cần đặt chỗ trước vé máy bay và khách sạn. Tuyệt đối không xuất vé máy bay khi chưa xin được visa du lịch Nhật Bản. Trong trường hợp hồ sơ xin thị thực của bạn không được duyệt, Đại sứ quán sẽ không chịu trách nhiệm trả phí hủy vé. Do đó, chỉ đặt vé, chọn trả sau và sau đó in giấy xác nhận và gửi cùng đơn đăng ký của bạn.
Khi chia sẻ về kinh nghiệm xin visa du lịch Nhật Bản, Công ty dịch thuật FAQTrans thường xuyên được nhiều bạn đọc thắc mắc về câu hỏi này. Về số lần nhập cảnh, hiệu lực sử dụng visa được quy định như sau:
Loại visa | Số lần hiệu lực | Thời hạn hiệu lực (tính từ ngày tiếp theo ngày phát hành) |
Visa 1 lần (Single) | 1 lần | Trong 3 tháng |
Visa 2 lần (Double) | 2 lần | Trong 6 tháng (đối với visa quá cảnh – transit là 4 tháng) |
Visa nhiều lần (Multiple) | Nhiều lần | Từ 1 năm trở lên (dựa theo mục đích sang Nhật) |
Như vậy, nếu như chuyến du lịch của bạn có bị hoãn quá thời hạn hiệu lực nêu trên thì bạn cần phải xin visa mới.
Theo quy định đã được công bố trước đó của Nhật Bản thì bạn được gia hạn thị thực trong vòng 3 tháng trước khi visa hiện tại hết hạn. Đồng thời, bạn cần phải gia hạn visa trước khi hết thời hạn lưu trú tại đây. Trong trường hợp bạn không gia hạn visa thì bạn sẽ không thể tiếp tục lưu trú tại Nhật Bản.
Để gia hạn visa du lịch Nhật Bản, bạn cần chuẩn bị các giấy tờ như khi xin thị thực. Bạn sẽ nộp hồ sơ về cho văn phòng nhập cư địa phương.
Nếu thị thực của bạn bị từ chối, bạn không thể nộp đơn xin thị thực khác cho cùng mục đích trong vòng 6 tháng kể từ ngày bị từ chối. Lưu ý rằng ĐSQ/TLSQ sẽ không tiết lộ lý do từ chối.
Thông thường khi xin visa du lịch Nhật Bản, công dân Việt không cần phải phỏng vấn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cần giải trình thêm về hồ sơ, giấy tờ thì Đại sứ quán sẽ yêu cầu đương đơn đến phỏng vấn để làm rõ thông tin. Dưới đây là một số kinh nghiệm xin visa du lịch Nhật Bản khi được yêu cầu phỏng vấn:
Như vậy, qua bài viết trên, dịch thuật FAQTrans đã chia sẻ cho bạn đọc kinh nghiệm xin visa du lịch Nhật Bản đầy đủ và chi tiết nhất. Chúc bạn sớm thành công xin được visa du lịch Nhật Bản và có một hành trình khám phá “đất nước mặt trời mọc” thật ý nghĩa.
Nếu bạn đọc cần hỗ trợ về dịch thuật tiếng Nhật hoặc có bất kỳ thắc mắc liên quan đến việc xin thị thực Nhật Bản thì hãy liên hệ hotline 0963.029.396 để được hỗ trợ.