Dịch thuật công chứng và hợp pháp hóa lãnh sự là hai khái niệm được sử dụng khá phổ biến trong đời sống ngày nay. Tuy nhiên nhiều người vẫn còn nhầm lẫn và có phần bỡ ngỡ khi nói về hai khái niệm này. Để hiểu rõ hơn về sự khác nhau giữa dịch thuật công chứng và hợp pháp hóa lãnh sự, bạn đọc hãy cùng dịch thuật FAQTrans tìm hiểu và phân tích kỹ hơn về từng khái niệm ở bài viết dưới đây.
Dịch thuật công chứng là một hoạt động gồm 2 bước nối tiếp nhau: (1) dịch thuật và (2) công chứng.
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 2 Nghị định 111/2011/NĐ-CP, “hợp pháp hóa lãnh sự” được định nghĩa như sau:
Hợp pháp hóa lãnh sự là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng tại Việt Nam.
Dịch thuật công chứng và hợp pháp hóa lãnh sự đều là những dịch vụ mang tính chất pháp lý và được thực hiện bởi cơ quan có thẩm quyền do Nhà nước cấp phép. Cả 2 đều có điểm chung là để chứng thực con dấu, chữ ký của các văn bản, giấy tờ, tài liệu được yêu cầu. Tuy có nhiều điểm chung nhưng 2 loại hình này vẫn có sự khác nhau:
Điểm khác nhau | Dịch thuật công chứng | Hợp pháp hóa lãnh sự |
Định nghĩa | Là quá trình dịch tài liệu từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác theo yêu cầu. Sau đó, công chứng bản dịch này chuẩn xác về mặt nội dung và hợp pháp so với bản gốc. | Là quá trình chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên các văn bản, giấy tờ, tài liệu được cấp bởi cơ quan nước ngoài. |
Thẩm quyền | – Phòng công chứng – Văn phòng công chứng | – Sở Ngoại vụ – Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao |
Phạm vi sử dụng | Văn bản, giấy tờ được dịch thuật công chứng chỉ có thể sử dụng trong nước. Nếu sử dụng ở nước ngoài thì chưa đủ hợp pháp. | Văn bản, giấy tờ sau khi hợp pháp hóa lãnh sự thì được công nhận và sử dụng hợp pháp tại Việt Nam. |
Mục đích | Chứng thực tính hợp pháp và chính xác của văn bản dịch. | Công nhận văn bản, giấy tờ, tài liệu nước ngoài được sử dụng hợp pháp tại Việt Nam. |
Thời gian hoàn thành | Thời gian thực hiện phụ thuộc vào khối lượng, ngôn ngữ và loại văn bản cần dịch. | Thời gian thực hiện phụ thuộc vào quá trình xác nhận và giám định của cơ quan có thẩm quyền. |
Ngôn ngữ | Có thể thực hiện trên nhiều ngôn ngữ khác nhau. | Chỉ thực hiện với ngôn ngữ chính thức của quốc gia đó. |
Như vậy, có thể thấy dịch công chứng và hợp pháp hóa lãnh sự là 2 quy trình tách biệt nhau. Các văn bản, giấy tờ, tài liệu được cấp bởi cơ quan nước ngoài muốn sử dụng tại Việt Nam đều cần phải hợp pháp hóa lãnh sự. Bản chất của quy trình này là xin xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.
Trong khi đó, dịch thuật công chứng là quá trình dịch và chứng thực chữ ký của người dịch. Các văn bản được dịch thuật công chứng chỉ có thể sử dụng trong nước. Nếu muốn sử dụng ở quốc gia khác, bạn cần thực hiện thủ tục chứng nhận lãnh sự.
Công ty FAQTrans là một trong những đơn vị hàng đầu tại Việt Nam chuyên cung cấp dịch vụ dịch thuật công chứng và hợp pháp hóa lãnh sự chất lượng cao. Chúng tôi được cộng đông khách hàng tin tưởng và lựa chọn sử dụng dịch vụ là nhờ:
Công ty FAQTrans cam kết cung cấp dịch vụ dịch thuật công chứng và hợp pháp hóa lãnh sự đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý với thời gian hoàn thành nhanh chóng cùng khả năng đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.
Như vậy, ở bài viết trên, FAQTrans đã giới thiệu cho bạn đọc về sự khác nhau giữa dịch thuật công chứng và hợp pháp hóa lãnh sự. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc không còn nhầm lẫn giữa hai khái niệm này. Nếu như có nhu cầu sử dụng dịch vụ, bạn có thể liên hệ ngay với FAQTrans qua hotline 0963.029.396 để được hỗ trợ nhanh chóng.