Khi sử dụng các văn bản, giấy tờ, tài liệu được công chứng, chứng thực cho các thủ tục hành chính thì có những giấy tờ được sử dụng vô thời hạn, nhưng cũng có loại giấy tờ bị từ chối vì… hết giá trị sử dụng. Như vậy, giá trị thời hạn của văn bản công chứng, chứng thực là bao lâu? Đây là một vấn đề được khá nhiều người dân quan tâm hiện nay. Ngay bây giờ, dịch thuật FAQTrans sẽ giải đáp vướng mắc này theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Tại Khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng năm 2014, “công chứng” được định nghĩa như sau:
Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
Tại Điều 5 Luật Công chứng 2014, giá trị pháp lý của văn bản công chứng được xác định:
Hiện nay, khái niệm công chứng giấy tờ được sử dụng rất phổ biến. Tuy nhiên, theo định nghĩa đã nêu trên thì chỉ có các loại văn bản, giấy tờ liên quan đến hợp đồng, giao dịch hay bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài (ngược lại) mới được công chứng. Điều này đồng nghĩa với việc không phải giấy tờ nào cũng được phép công chứng.
Như vậy, khái niệm công chứng giấy tờ đang được người dân hiểu sai. Về bản chất, đây là cách nhiều người dùng để gọi thay cho việc chứng thực bản sao từ bản chính.
Chứng thực bản sao từ bản chính là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định về giá trị pháp lý của bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính, chữ ký được chứng thực và hợp đồng, giao dịch được chứng thực như sau:
Như vậy, với các trường hợp trên, bản sao có thể có giá trị thay cho bản chính.
Cả Luật Công chứng năm 2014 và Nghị định 23/2015/NĐ-CP nói trên cũng như các quy định về công chứng, chứng thực trước đó cũng đều chưa có một quy định rõ ràng nào về giá trị thời hạn của văn bản công chứng, chứng thực. Như vậy, về nguyên tắc, văn bản được công chứng, chứng thực có hiệu lực vô thời hạn.
Tuy nhiên, trên thực tế, căn cứ theo thời hạn sử dụng thì bản sao được công chứng, chứng thực được chia làm 2 loại:
Ngoài ra, khi bản gốc bị thay đổi hoặc bị hủy bỏ… thì giá trị của bản sao cũng bị thay đổi tương tự. Đối với những văn bản, giấy tờ thường có sự biến động, thay đổi trong quá trình sử dụng thì cán bộ thụ lý có quyền yêu cầu đương sự xuất trình bản chính (bản gốc) để đối chiếu chứ không có quyền yêu cầu nộp bản sao mới.
Như vậy, qua bài viết trên, công ty dịch thuật FAQTrans đã giải đáp cho bạn đọc câu hỏi: “Giá trị thời hạn của văn bản công chứng, chứng thực là bao lâu?” Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi đã giới thiệu sẽ giúp ích cho quý bạn đọc trong quá trình công chứng, chứng thực giấy tờ. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay có nhu cầu sử dụng dịch vụ dịch thuật công chứng, hãy liên hệ với FAQTrans qua hotline 0963.029.396 để được hỗ trợ tận tình nhất.